Sau khi Google công bố sẽ ưu tiên các website có chứng chỉ SSL được xuất hiện trên đầu trang tìm kiếm vào năm 2014 và mới đây nhất là cảnh báo “không bảo mật” (NOT SECURE) đối với các website không có chứng chỉ số SSL (áp dụng từ tháng 10/2017) thì các nhà quản trị website ngày càng quan tâm hơn đến chứng chỉ số SSL. Nhưng lựa chọn chứng chỉ số nào sẽ tốt hơn cho website của bạn, hãy cùng tìm hiểu xem SSL trả phí có gì khác biệt hơn SSL miễn phí nhé.
Nên lựa chọn SSL trả phí hay miễn phí?
Có lẽ đã nhận thấy được tầm quan trọng của chứng chỉ số SSL, nên vào năm 2016 tổ chức Let’s Encrypt đã cung cấp dịch vụ SSL miễn phí được tích hợp sẵn vào các control panel nổi tiếng như cPanel, DirectAdmin… nhằm giúp cho cá nhân, doanh nghiệp nào cũng có thể có được chứng chỉ SSL. Tuy nhiên sự cấp phát dễ dàng này lại dẫn đến một số vấn đề bảo mật của mạng Internet.
Theo các chuyên gia bảo mật hàng đầu, trong tương lai các hình thức tấn công dạng phishing (lừa đảo) sẽ rất phổ biến vì chứng chỉ số SSL miễn phí được cấp quá dễ dàng. Và khi kỹ thuật tấn công phishing này bắt đầu thể hiện được sự nguy hiểm, các tổ chức lớn chắn chắc sẽ phải giảm bớt sự tin tưởng với chứng chỉ cấp miễn phí.
Khác với SSL miễn phí, với chứng chỉ số SSL trả phí, các nhà cung cấp chỉ cấp chứng chỉ khi có đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp của bạn, cũng như họ sẽ xác thực các thông tin đó trong một thời gian. Điều này có thể gây cho bạn chút phiền toái ban đầu khi phải chờ đợi xét duyệt tuy nhiên cái lợi về sau là rất lớn.
Việc sử dụng SSL từ các nhà cung cấp thu phí cũng giúp cho bạn an tâm hơn trong trong quá trình sử dụng. Khi mà bất cứ dữ liệu nào đã được mã hoá nhưng vì một lý do nào đó khến tin tặc giải mã được và lộ thông tin, các nhà cung cấp sẽ đền bù cho bạn ít nhất $10.000, còn chứng chỉ miễn phí thì rủi ro luôn rình rập và khi sự cố xảy ra bạn sẽ không được bảo hộ.
Hơn nữa, bạn có thể nhìn thấy ở các website lớn như ngân hàng, thế giới di động… đang sử dụng chứng chỉ số SSL dạng EV và cảm giác đầu tiên mang lại cho khách hàng khi nhìn thấy màu xanh này chính là sự tin tưởng. Điều này sẽ làm cho khách hàng thấy yên tâm hơn khi mua hàng hay thực hiện các giao dịch trên website của bạn.
Vậy SSL trả phí có gì khác biệt và nó phù hợp với đối tượng nào?
Với những bất cập về SSL miễn phí ở trên, khi website của bạn đã bắt đầu phát triển và bạn cần có sự ổn định hơn, thì SSL trả phí sẽ mang lại cho bạn sự an tâm cho tất cả khách hàng của bạn và có thể truy cập website bằng bất kỳ trình duyệt nào.
Do vậy, nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô khá lớn và cần thể hiện sự đáng tin cậy cùng sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác. Bạn nên sử dụng SSL trả phí (EV SSL) để đáp ứng các điều kiện đó kèm theo sự đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ không thể bị giả mạo.
Các lợi ích mà chỉ có SSL mất phí mới mang lại cho website của bạn:
- Mã hoá dữ liệu trên môi trường Internet.
- Tăng độ tin cậy của website.
- Được hỗ trợ cài đặt ban đầu.
- Được hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
- Được đền bù ít nhất $10.000 khi dữ liệu bị đánh cắp.
- Website không thể bị giả mạo.
- Các thông tin doanh nghiệp được minh bạch.
- Không bị gián đoạn trong quá trình sử dụng nếu các tổ chức lớn về website có thay đổi độ tin tưởng các chứng chỉ.
Trên đây là những điểm khác biệt mà SSL miễn phí không có được, tuy nhiên khi đăng ký SSL thu phí bạn sẽ cần phải xác thực email, thông tin doanh nghiệp, do đó thời gian cấp phát chứng chỉ sẽ chậm hơn SSL miễn phí.
Nguồn: hostvn.net